Trong quá trình nấu nướng, chúng ta vô tình để bụi bẩn, mùi thức ăn bay lên và bám vào các bề mặt tường bếp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến căn bếp có mùi. Ngoài ra, thói quen để thức ăn trên bàn bếp thay vì để trong tủ lạnh suốt cũng khiến không gian bếp nhanh chóng bốc mùi. Các loại gia vị và nguyên liệu tiếp xúc không được đậy kỹ cũng có thể gây mùi nhà bếp. Vì vậy, hãy cùng MaiHoa Group tìm hiểu về tranh trang trí khử mùi nhà bếp và 8 cách khắp phục mùi hôi hiệu quả để giúp bếp nhà bạn luôn có mùi thơm nhé.
8 cách khử mùi nhà bếp đơn giản hiệu quả
Có rất nhiều cách để khử mùi cho căn bếp của bạn. Trong đó, đơn giản và dễ thực hiện nhất là 8 mẹo sau:
2.1. Mở cửa sổ trong căn bếp khi nấu nướng
Nếu nhà bếp của bạn có cửa sổ thì không gì bằng việc mở cửa sổ bằng quạt để mùi thức ăn thoát ra bên ngoài, giúp không khí lưu thông và không gian được thông thoáng hơn.
Mở cửa sổ trong khi nấu ăn sẽ giảm nguy cơ có mùi hôi hơn 80%. Với sự lưu thông của không khí và ánh sáng, dầu mỡ và mùi thức ăn sẽ được hạn chế, trả lại cho bạn một căn bếp sạch sẽ và thơm mát trong quá trình nấu nướng.
2.2. Khử mùi hôi trong căn bếp bằng nguyên liệu tự nhiên
Ngoài cách khử mùi vật lý cho căn bếp, bạn có thể tận dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên để khử mùi tanh. Đây hầu hết là những nguyên liệu dễ kiếm mà bếp nhà nào cũng có.
2.2.1. Bã cà phê
Phương pháp đơn giản và phổ biến nhất là khử mùi nhà bếp của bạn bằng bã cà phê. Cà phê không chỉ là thức uống thơm ngon, giải khát được nhiều người yêu thích mà còn được biết đến như một vị cứu tinh khử mùi hôi hiệu quả.
Trong những ngày nấu đồ hải sản, đồ tươi sống và nhiều thực phẩm gây mùi khác, chỉ cần cho một ít bã cà phê vào bếp khoảng 2-3 tiếng là bạn có thể cảm nhận được hiệu quả bất ngờ. Căn bếp không những không còn mùi tanh mà còn có mùi thơm cà phê nồng nàn, dễ chịu.
2.2.2. Hành tây
Một nguyên liệu phổ biến khác mà bạn có thể sử dụng để khử mùi nhà bếp là hành tây. Đặt một nồi nước nhỏ giữa bếp, cắt vài lát hành tím cho vào, mùi hành sẽ bốc lên và che đi những mùi khó chịu khác. Tuy nhiên, vì hành tây có thể gây cay mắt nên hãy cẩn thận với lượng sử dụng.
2.2.3. Gừng tươi
Đối với những dụng cụ nhà bếp có mùi sau khi chế biến, bạn có thể dùng gừng lau nhẹ lên bề mặt dao, thớt,… để khử mùi bếp, sau đó rửa sạch bằng xà phòng. Bằng cách này, mùi hôi và cặn bám trên bề mặt vật dụng sẽ bị loại bỏ.
2.2.4. Tinh dầu cam, quýt
Nhỏ vài giọt tinh dầu cam, quýt lên mặt bếp sẽ làm thơm không gian. Các mùi hôi, tanh cũng được khử nhanh chóng và hiệu quả.
2.2.5. Đun sôi nước và giấm
Sử dụng giấm trắng lên men là một phương pháp khử mùi hôi nhà bếp dân gian đã được nhiều hộ gia đình áp dụng và vẫn được yêu thích cho đến ngày nay. Để thực hiện, bạn cần bắc một cốc giấm trắng lên bếp và để qua đêm. Sáng hôm sau, bạn có thể ngạc nhiên vì tất cả các mùi hương đều được “sắp xếp hết”.
2.2.6. Xông hơi nhà bếp
Một cách tuyệt vời để làm mới toàn bộ ngôi nhà của bạn là xông hơi bằng các nguyên liệu tự nhiên. Bạn có thể trộn bất kỳ thành phần làm sạch nào mà bạn thích, chẳng hạn như vỏ cam, chanh, bạc hà, quế. Khi bạn đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu, hãy làm theo các bước sau theo trình tự:
- Khi nước sôi, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, vặn nhỏ lửa để hỗn hợp sôi, sau đó cho thêm nước vào.
- Đun nóng một nồi nước lớn trên bếp
- Sau khi sôi thì đổ hỗn hợp vào nồi, bắc lên bếp.
Bạn sẽ không chỉ ngạc nhiên bởi căn bếp mà mùi thơm tuyệt vời lan tỏa khắp căn nhà.
2.3. Dùng chanh để khử hôi, làm sạch bồn rửa chén
Tương tự như giấm, chanh là thực phẩm có tính axit mạnh, nhờ đó đem lại khả năng làm sạch, kháng khuẩn và kháng mùi cao. Nhiều bà nội trợ thông minh duy trì thói quen chà nhẹ chanh lên mặt bàn bếp, mặt chậu rửa chén sau khi sử dụng. Nhờ đó gian bếp luôn sạch sẽ, thơm tho như mới.
2.4. Dọn dẹp, lau chùi ngay sau khi nấu nướng
Không gì khử mùi nhà bếp hiệu quả hơn việc “dập tắt nguy cơ" ngay khi có thể. Vì suy cho cùng, mùi hôi hay vết bẩn cũng chỉ xuất hiện khi chúng ta không thường xuyên vệ sinh, dọn rửa đúng lúc mà thôi. Thay vì tiêu tốn thời gian cho việc khử mùi, bạn nên tạo thói quen vệ sinh gian bếp ngay sau khi nấu nướng. Rửa sạch chén bát, lau sạch mặt bàn, mặt bếp,... là những việc đơn giản nhưng thiết thực giúp vi khuẩn không còn khả năng trú ngụ.
2.5. Làm sạch thùng rác
Lượng rác thải từ quá trình nấu nướng hàng ngày là tác nhân hàng đầu gây mùi hôi khó chịu. Nếu không muốn mùi hôi thối bốc lên khắp không gian và nguy cơ tiếp xúc với mầm mống gây bệnh, tốt hơn hết bạn nên làm sạch thùng rác liên tục, tối thiểu 2 lần/ ngày. Để rác thải càng lâu, vi khuẩn càng sinh sôi và mùi hôi thối sẽ ngày càng lan rộng mất kiểm soát.
2.6. Cọ rửa ống thoát nước bồn rửa chén
Một tác nhân gây mùi nguy hại khác không kém gì thùng rác chính là ống thoát nước bồn rửa chén. Do tiếp xúc với tất cả các loại rác thải, cặn bẩn nên ống thoát nước có thể bị tắc nghẽn, gây mùi bất cứ khi nào. Để phòng tránh điều này, bạn có thể làm sạch chúng theo các bước:
- Đổ một cốc muối vào cống thoát nước bồn rửa chén
- Tiếp đến đổ một cốc bột Baking Soda
- Sau đó xả đầy một ấm nước sôi vào cống để 2 hỗn hợp được kích hoạt và hòa trộn
- Sau vào phút để ráo nước, bạn có thể xả thêm một chủ nước lạnh để rửa sạch cặn bẩn.
2.5. Làm sạch thùng rác
Lượng rác thải từ quá trình nấu nướng hàng ngày là tác nhân hàng đầu gây mùi hôi khó chịu. Nếu không muốn mùi hôi thối bốc lên khắp không gian và nguy cơ tiếp xúc với mầm mống gây bệnh, tốt hơn hết bạn nên làm sạch thùng rác liên tục, tối thiểu 2 lần/ ngày. Để rác thải càng lâu, vi khuẩn càng sinh sôi và mùi hôi thối sẽ ngày càng lan rộng mất kiểm soát.
2.6. Cọ rửa ống thoát nước bồn rửa chén
Một tác nhân gây mùi nguy hại khác không kém gì thùng rác chính là ống thoát nước bồn rửa chén. Do tiếp xúc với tất cả các loại rác thải, cặn bẩn nên ống thoát nước có thể bị tắc nghẽn, gây mùi bất cứ khi nào. Để phòng tránh điều này, bạn có thể làm sạch chúng theo các bước:
- Đổ một cốc muối vào cống thoát nước bồn rửa chén
- Tiếp đến đổ một cốc bột Baking Soda
- Sau đó xả đầy một ấm nước sôi vào cống để 2 hỗn hợp được kích hoạt và hòa trộn
- Sau vào phút để ráo nước, bạn có thể xả thêm một chủ nước lạnh để rửa sạch cặn bẩn.
Giới thiệu tranh trang trí khử mùi nhà bếp Airpurity
Với Airpurity, tất cả những điều trên sẽ nâng tầm trang trí lên một tầm cao mới. Vẫn những bức tranh, ảnh với nội dung đó, tranh nghệ thuật Airpurity còn bổ sung thêm tính năng Khử mùi, kháng khuẩn và thanh lọc không khí mà vẫn giữ nguyên tính nghệ thuật của mỗi tác phẩm.
Mai Hoa group áp dụng công nghệ in đặc biệt vào các nguyên liệu Airpurity mang đến cho bạn những bức tranh 2 trong 1: Vừa trang trí theo ý muốn của bạn, vừa bảo vệ sức khoẻ cho gia đình bạn.
Nguyên liệu Airpurity là sản phẩm công nghệ của Nhật Bản, có công dụng chính là kháng khuẩn, kháng virus lên đến 99% .
- Diệt khuẩn: trên bề mặt Tranh Airpurity được phủ 1 lớp nano vô cơ với các gai nhỏ li ti vô cùng sắc nhọn, khi chúng ta xoa tay hoặc cầm vào sản phẩm, các gai nano sẽ phá vỡ lớp màng của tế bào vi khuẩn, tạo ra các gốc tự do (radical) ức chế hoạt động bên trong tế bào, phá huỷ chuỗi protein, bất hoạt enzyme khiến vi khuẩn bị tiêu kháng nhanh chóng. Vì vậy, trên bề mặt của tranh không bao giờ có vi khuẩn tồn tại vì đơn giản là chúng không thể sống được trên đó.
- Diệt virus: Sản phẩm đã được chứng nhận có khả năng kháng virus hiệu quả.. Đặc biệt, Airpurity đã được thử nghiệm tiêu kháng chủng Human Coronavirus (chủng virus gây ra các đại dịch SARS, MERS...) lên tới 99,99%
- Khử mùi: Các phân tử nano trên bề mặt chứa các ion điện tích luôn hút các phân tử mùi trong không khí vào , khi không khí tiếp xúc bề mặt Tranh Airpurity sẽ xảy ra các phản ứng xúc tác phá hủy cấu trúc các phân tử mùi, lúc này nồng độ mùi ở khu vực xung quanh tranh sẽ loãng hơn nơi khác trong phòng. Do nguyên lý khuếch tán của không khí sẽ đẩy tiếp mùi ở chỗ có nồng độ đậm hơn về bề mặt của Airpurity và quá trình này diễn ra liên tục như những máy lọc khí li ti hoạt động không ngừng nghỉ. Từ đó, đem lại bầu không khí sạch sẽ trong phòng.
Đây là công nghệ đã được cấp bằng sáng chế trên thế giới, được thí nghiệm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận bởi các cơ quan sau:
- Viện VSATTP – Bộ Y Tế Việt Nam.
- Phòng nghiên cứu Analytical Lab Group (ALG)
- Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)
- Cơ quan chứng nhận hàng hoá Châu Âu (CE)
- Phòng nghiên cứu vi sinh Hàn Quốc FITI,
- Cơ quan kiểm nghiệm Hàn Quốc (KCL)
- Cơ quan nghiên cứu IA Nhật Bản