Trong gia đình khu vực nhà vệ sinh luôn được các thành viên thường xuyên sử dụng. Vì vậy nếu để nhà vệ sinh bẩn sẽ gây ra những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mọi người. Biết được tình trang này, Mai Hoa Group đã ra mắt sản phẩm tranh trang trí khử mùi Airpurity nhằm bảo vệ sức khỏe người dùng.
Nguyên nhân nhà vệ sinh bị bẩn
-Nhà vệ sinh bị bẩn, hôi có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do con người không chịu dọn dẹp vệ sinh, kỳ cọ thường xuyên dẫn đến bị bốc mùi ở bồn cầu, trên tường, dưới sàn, dưới cống. Bên cạnh đó những nguyên nhân khách quan như tắc bồn cầu, tắc đường ống cống, lỗ thông hơi bị nghẽn…cũng thường xuyên xảy ra làm bẩn nhà vệ sinh.
-Nhà vệ sinh bẩn do lâu ngày không dọn dẹp
-Trong tiêu chí 3 sạch thì “Ở sạch” được xếp hàng thứ hai do vậy việc vệ sinh trong nhà đặc biệt là khu vực nhà vệ sinh sẽ được chú trọng nhất. Tuy nhiên nhiều gia đình không quá chú ý đến vấn đề này, lâu ngày dẫn đến nhà vệ sinh bị dơ, không sạch sẽ.
-Ống thoát khí trong nhà vệ sinh bị tắc
-Ở phía dưới nhà vệ sinh luôn thiết kế ống thoát khí. Khi đường ống này bị tắc vì một lý do nào đấy dẫn đến một phần nước thải khi xả nước sẽ bị bắn ngược trở lại gây nên mùi khó chịu. Nếu không xử lý kịp thời các mùi hôi, nước bẩn bắn ra ngoài bám vào tường, sàn nhà, vật dụng lâu ngày nhà vệ sinh vừa bị bẩn vừa ô nhiễm.
-Hệ thống thoát nước bị tắc
-Trong nhà vệ sinh có rất nhiều đường ống thoát nước như ống cống, bồn cầu, bồn rửa mặt…Trong quá trình sử dụng nhà vệ sinh vào các mục đích riêng có thể bạn vô tình xả rác hoặc đánh rơi các vật dụng khác xuống bồn cầu, ống cống. Các vật này cần được lấy luôn ra nếu không sẽ gây ra tình trạng ùn ứ nước thải làm bẩn nhà vệ sinh.
-Hầm rút đầy tràn
-Các chất thải ở hầm rút không phân hủy kịp sẽ bốc mùi khó ngửi ngược lại lên nhà vệ sinh. Khi hiện tượng này xảy ra trong một thời gian ngắn các vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh bám vào toàn bộ vật dụng trong nhà vệ sinh gây ra bẩn, ố vàng, nấm mốc, ô nhiễm.
Nhà vệ sinh bẩn gây ra những bệnh nguy hiểm nào ?
Khu vực nhà vệ sinh là nơi các thành viên trong gia đình gián tiếp gặp nhau và gần như tiếp xúc chung ở các vị trí vòi nước, nút ấn xả nước, vòi xịt, nắm cửa…Nếu nhà vệ sinh bẩn sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đến mọi người trong gia đình.
- Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là do các loại vi khuẩn Salmonella, Campylobacter gây ra. Các loại vi khuẩn này sẽ sinh sản rất nhiều ở điều kiện nhà vệ sinh bị bẩn và sẽ lây nhiễm đến toàn bộ gia đình đặc biệt đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất là trẻ nhỏ. Triệu chứng căn bệnh này là đau bụng, mất nước, đi ngoài.
- Bệnh tả
Loại bệnh này lây qua đường phân, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Nhà vệ sinh bẩn là môi trường thuận lợi để bệnh tả phát triển, nếu có hiện tượng nôn và tiêu chảy bạn phải chú ý theo dõi để điều trị kịp thời.
- Bệnh viêm họng hạt
Vi khuẩn liên cầu được phát hiện trong nhà vệ sinh bẩn là thủ phạm gây ra căn bệnh này. Không những thế đây còn là loại bệnh dễ lây nhiễm vì vậy để hạn chế bạn nên làm sạch phòng vệ sinh thường xuyên.
- Bệnh phổi
Đối với những người bị mắc bệnh viêm phổi khi vào nhà vệ sinh bẩn sẽ sản sinh ra mầm bệnh phổi và lây nhiễm cho những người khác. Để điều này không xảy ra cần vệ sinh, khử trùng nhà vệ sinh sạch sẽ.
- Nhiễm trùng da
Khi bạn có dấu hiệu mọc mụn nhọt ở mông và hậu môn thì phải đi kiểm tra ngay vì vi khuẩn gây nhiễm trùng da sinh sôi rất nhanh vùng bồn cầu nếu nhà vệ sinh bẩn.
- Ngộ độc thực phẩm
Các vi khuẩn có hại trong nhà vệ sinh bẩn sẽ bám vào tay của bạn và khi tiếp xúc với đồ ăn bị tiêu thụ sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ngộ độc.
- Viêm gan A
Virus viêm gan A có rất nhiều trong phân, nước tiểu, nước bọt và môi trường bẩn trong nhà vệ sinh là điều kiện tốt để lây lan, phát tán loại bệnh này.
Có rất nhiều bệnh do nhà vệ sinh bẩn gây ra đặc biệt là những bệnh nhiễm chéo, truyền nhiễm lây từ người sang người. Vì vậy nhà vệ sinh phải được thường xuyên lau chùi, quét dọn để tránh những nguy cơ trên.
Cách xử lý bằng tranh trang trí khử mùi nhà vệ sinh Airpurity
Với Airpurity, tất cả những điều trên sẽ nâng tầm trang trí lên một tầm cao mới. Vẫn những bức tranh, ảnh với nội dung đó, tranh nghệ thuật Airpurity còn bổ sung thêm tính năng Khử mùi, kháng khuẩn và thanh lọc không khí mà vẫn giữ nguyên tính nghệ thuật của mỗi tác phẩm.
Mai Hoa group áp dụng công nghệ in đặc biệt vào các nguyên liệu Airpurity mang đến cho bạn những bức tranh 2 trong 1: Vừa trang trí theo ý muốn của bạn, vừa bảo vệ sức khoẻ cho gia đình bạn.
Nguyên liệu Airpurity là sản phẩm công nghệ của Nhật Bản, có công dụng chính là khử mùi, kháng khuẩn, kháng virus lên đến 99% .
- Khử mùi: Các phân tử nano trên bề mặt chứa các ion điện tích luôn hút các phân tử mùi trong không khí vào , khi không khí tiếp xúc bề mặt Tranh airpurity sẽ xảy ra các phản ứng xúc tác phá hủy cấu trúc các phân tử mùi, lúc này nồng độ mùi ở khu vực xung quanh Tranh airpurity sẽ loãng hơn nơi khác trong phòng. Do nguyên lý khuếch tán của không khí sẽ đẩy tiếp mùi ở chỗ có nồng độ đậm hơn về bề mặt của tranh Airpurity và quá trình này diễn ra liên tục như những máy lọc khí li ti hoạt động không ngừng nghỉ. Từ đó, đem lại bầu không khí sạch sẽ trong căn phòng.
- Diệt khuẩn: trên bề mặt Tranh Airpurity được phủ 1 lớp nano vô cơ với các gai nhỏ li ti vô cùng sắc nhọn, khi chúng ta xoa tay hoặc cầm vào sản phẩm, các gai nano sẽ phá vỡ lớp màng của tế bào vi khuẩn, tạo ra các gốc tự do (radical) ức chế hoạt động bên trong tế bào, phá huỷ chuỗi protein, bất hoạt enzyme khiến vi khuẩn bị tiêu kháng nhanh chóng. Vì vậy, trên bề mặt của tranh không bao giờ có vi khuẩn tồn tại vì đơn giản là chúng không thể sống được trên đó.
- Diệt virus: Sản phẩm đã được chứng nhận có khả năng kháng virus hiệu quả.. Đặc biệt, Airpurity đã được thử nghiệm tiêu kháng chủng Human Coronavirus (chủng virus gây ra các đại dịch SARS, MERS...) lên tới 99,99%
Đây là công nghệ đã được cấp bằng sáng chế trên thế giới, được thí nghiệm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận bởi các cơ quan sau:
- Viện VSATTP – Bộ Y Tế Việt Nam.
- Phòng nghiên cứu Analytical Lab Group (ALG)
- Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)
- Cơ quan chứng nhận hàng hoá Châu Âu (CE)
- Phòng nghiên cứu vi sinh Hàn Quốc FITI,
- Cơ quan kiểm nghiệm Hàn Quốc (KCL)
- Cơ quan nghiên cứu IA Nhật Bản