NHỮNG SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG KHI VỆ SINH TỦ LẠNH 90% GIA ĐÌNH MẮC PHẢI
logo

Tủ lạnh là nơi để các gia đình cất giữ thức ăn, giúp thức ăn luôn tươi ngon. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng thì người dùng vô tình đã biến tủ lạnh trở thành ổ bệnh, làm thức ăn bị biến chất và gây hại cho sức khỏe con người. Bài viết sau sẽ chỉ ra những lỗi sai hay mắc phải khi sử dụng tủ lạnh.

1. Không đậy kín thức ăn thừa trước khi cho vào tủ

Sau mỗi bữa ăn bạn thường cho cả đĩa thức ăn thừa vào tủ lạnh. Đó là một nhầm tưởng phổ biến ở nhiều người. Các chén nước mắm hay đồ kho được đẩy vào trong tủ lạnh mà không che đậy dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra mùi khó chịu cho tủ lạnh nhà bạn.

Không đạy kín đồ ăn truocws khí cho vào tủ lạnh

Ngăn mát của tủ lạnh chỉ làm vi khuẩn ngưng hoạt động chứ không hẳn tiêu kháng vi khuẩn hoàn toàn, chính vì vậy việc không đậy nắp thức ăn thừa là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.

Bọc kín thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh

Giải pháp là bạn nên trữ thức ăn thừa vào vật chứa sạch, có nắp đậy kín cẩn thận. Tủ lạnh ngày nay không cần chờ cho thức ăn nguội mới cho vào mà nó có khả năng xử lý nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, việc cho thức ăn nóng vào tủ lạnh sẽ làm cho tủ lạnh bạn hao tốn điện năng khá lớn, và đôi khi nó cũng làm hại trực tiếp tủ lạnh của bạn.

2. Để lẫn lộn thực phẩm tươi sống vào thực phẩm đã chế biến

Các loại thực phẩm như rau củ quả chưa được rửa sạch, thịt cá tươi sống chứa rất nhiều vi khuẩn và hiểm hoạ ngộ độc. Khi mua thực phẩm từ chợ về, các loại rau củ quả còn dính nhiều phân thuốc, nhiều các loại chất bẩn từ trong chợ, thịt cá tươi sống chưa chế biến cũng chứa nhiều loại vi khuẩn có hại.

Để thực phẩm vào từng ngăn riêng biệt

Nếu bạn tống các loại thực phẩm này vào chung với các loại thức ăn còn thừa đã qua chế biến thì hết sức nguy hiểm. Giải pháp là bạn nên trữ riêng tách biệt giữa thực phẩm sống và chín. Thực phẩm mới mua về bạn nên rửa sạch rồi đóng gói cẩn thận, cho vào hộp đậy kín.

3. Mở cửa tủ lạnh quá lâu

Một trong những sai lầm là mở cửa tủ lạnh quá lâu trước khi đóng. Đôi khi do quên hoặc do thói quen của người dùng khiến tủ lạnh dễ bị mất nhiệt. Trong lúc mở cửa tủ vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập và gây hại cho thực phẩm.

Giải pháp là bạn nên dùng tủ lạnh có tính năng báo hiệu khi cửa tủ bị mở quá lâu, hoặc chú ý hơn về thời gian mở tủ.

Mở cửa tủ lạnh quá lâu

4Thói quen chất nhiều thực phẩm

Một số bà nội trợ có thói quen chất rất nhiều thực phẩm lên các khay kệ. Thói quen dự trữ tham lam này vừa khiến các khay kệ dễ bị hỏng vừa khiến nhiệt độ trong tủ tăng cao làm hỏng thực phẩm.

Chất quá nhiều thực phẩm

Giải pháp là bạn nên tránh tình trạng này hoặc có thể mua tủ lạnh lớn hơn cho gia đình, đặc biệt các loại tủ có ngăn rau quả lớn và ngăn dành riêng cho các loại chai lọ.

5. Cất trứng không đúng nơi trong tủ lạnh

Bên ngoài vỏ trứng có rất nhiều vi khuẩn, việc để trứng lung tung có thể sẽ làm vi khuẩn xâm nhập vào các thức ăn khác gây hại đến sức khoẻ của bạn.

Bảo quản trứng đúng nơi trong tủ lạnh

6. Đặt thịt tươi sống ở ngăn trên

Bạn không nên đặt thịt tươi sống lên ngăn trên cùng. Trong thịt sống có chứa một số vi khuẩn gây đau bụng, tiêu chảy,… Nước trong thịt có thể rỉ qua các khe hở và thấm xuống rau củ quả bạn đặt phía bên dưới.

Không bảo quản thịt tươi sống ở ngăn trên cùng của tủ lạnh

Giải pháp là bạn nên cho thịt vào trong hộp kín rồi đặt vào ngăn dưới cùng.

7. Để cơm nguội trong tủ lạnh

Trong cơm nguội có vi khuẩn Bacillus cerius gây hại cho sức khoẻ. Khi cơm nguội là các vi khuẩn này bắt đầu sinh sôi. Nếu bạn cho vào tủ lạnh sẽ gây ra nhiễm khuẩn cho tủ lạnh.

Đặt cơm nguội trong tủ lạnh

8.Để các hộp sữa giấy trong tủ lạnh

Nếu bạn muốn dự trữ sữa tươi, nên chọn loại chai thủy tinh hơn là hộp giấy carton. Vì vi khuẩn có thể sinh sôi gần vòi hút của hộp giấy và đi theo vào sữa bạn rót ra.

Để sữa trong lọ thủy tinh

9.Không rửa rau sống trước khi cho vào tủ lạnh

Trong đất trồng rau thường có vi khuẩn Ecoli rất nguy hiểm. Loại vi khuẩn này có thể lây lan từ rau sang các loại thực phẩm khác. Giải pháp là bạn phải rửa sạch rau trước cho vào tủ bằng các loại nước rửa rau quả hoặc bằng nước muối.

Rửa rau sống trước khi cho vào tủ lạnh

10. Để rượu và chất lỏng dễ cháy vào tủ lạnh

Khi bạn cất giữ các chất dễ cháy bên trong, sự cố cháy nổ rất dễ phát sinh nếu như tủ lạnh hoạt động hoặc trong quá trình sử dụng, tủ lạnh có trục trặc tạo ra tia lửa. Lúc này, các chất dễ cháy này sẽ bắt lửa rất nhanh và gây ra hiện tượng cháy nổ lớn ở tủ lạnh.

Do đó, người dùng tuyệt đối không được giữ những chất có cồn, dễ cháy nổ như rượu trắng (nồng độ cồn từ 30-40%) hay các chất lỏng dễ cháy như xăng dầu, cồn,… trong tủ lạnh mà nên để ở nhiệt độ phòng, đặt ở những vị trí khô ráo, thông thoáng hoặc vị trí dành riêng cho chất đó ở nhà.

Không để rượu và chất lỏng dễ cháy vào tủ lạnh

11. Lưu trữ hoặc cấp đông thực phẩm sai cách

Khi rã đông, vi khuẩn bị kìm hãm được giải phóng sẽ sinh sôi rất nhanh. Nếu cấp đông trở lại tủ lạnh, vi khuẩn sẽ tiếp tục gia tăng về số lượng có thể gây ngộ độc cấp tính và một số bệnh lý cho cơ thể. Do đó thực phẩm sau khi đưa ra khỏi ngăn đá không nên cấp đông trở lại. 

Lưu trữ hoặc cấp đông thực phẩm sai cách

Sau khi giết mổ gia cầm, gia súc xong, phải cấp đông càng sớm càng tốt vì thời gian để ngoài môi trường kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Nên mua đủ thực phẩm bảo quản trong tủ một tuần là tốt nhất vì nếu để lâu dinh dưỡng có thể bị hư hao. Thời gian bảo quản rau xanh chỉ nên 3-4 ngày. Để càng lâu trong tủ lạnh sẽ làm mất đi các vitamin và khoáng chất, giảm giá trị dinh dưỡng.

12. Sử dụng bao ni lông để chứa thực phẩm trong ngăn đá

Các bà nội trợ thường tận dụng lại các túi nylon đựng thực phẩm khi mua ở chợ về. Việc này khiến cho vi khuẩn phát triển và bám vào thực phẩm nhiều hơn.

Túi nylon thông thường được làm từ các loại nhựa tái chế do đó không đảm bảo an toàn vệ sinh khi chứa đựng thực phẩm tươi sống. Sử dụng túi nylon để gói, bọc thực phẩm nói chung sẽ dẫn đến khả năng nhiễm chất độc vào thực phẩm, gây hại sức khỏe khi chúng ta hấp thụ vào cơ thể.

Sử dụng bao ni lông để chứa thực phẩm trong ngăn đá

13. Dùng bình nhựa để nước lọc trong tủ lạnh

Ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất độc hại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phụ nữ mang thai và trẻ em. Do đó, bạn tuyệt đối không được dùng bình nhựa để nước lọc trong tủ lạnh.

Dùng bình nhựa để nước lọc trong tủ lạnh

14. Để nhiều đồ ngọt trong tủ lạnh

Đồ ngọt để trong tủ lạnh lâu ngày dễ bị thay đổi thành phần, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Đường và chất tạo ngọt sẽ dẫn kiến tìm đến tủ lạnh gây mất vệ sinh, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Do đó bạn chỉ nên mua vừa đủ đồ ngọt cần dùng chứ không mua quá nhiều và cất trữ trong tủ lạnh.

Để nhiều đồ ngọt trong tủ lạnh

15. Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Bụi bẩn bám trên khe tủ lạnh hoặc các lỗ thoát khí sẽ làm luồng khí lạnh không thể lưu thông. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến quá trình bảo quản thức ăn. Vì vậy, bạn có thể dùng khăn lau sạch các khay đựng thức ăn, thành tủ lạnh bên trong và vệ sinh khu vực xung quanh tủ lạnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.

Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

TIN MỚI NHẤT

Tranh Nano Airpurity với Không Gian Văn Hoá Hồ Chí Minh

Tranh Nano Airpurity với Không Gian Văn Hoá Hồ Chí Minh

Kính thưa quý Khách hàng “Không gian Văn hóa
Miếng Kháng Khuẩn: Bảo Vệ Sức Khỏe Toàn Diện Cho Mọi Bề Mặt

Miếng Kháng Khuẩn: Bảo Vệ Sức Khỏe Toàn Diện Cho Mọi Bề Mặt

Trong cuộc sống hiện đại, khi vi khuẩn và

CỘNG ĐỒNG